Đảm bảo quyền tự do tôn giáo không đồng nghĩa với việc “ngồi xổm” trên pháp luật
Mã Phi Long
Câu chuyện đang được cộng đồng dân Chúa quan tâm chia sẻ trên mạng xã hội trong hai ngày vừa qua liên quan đến sự việc xảy ra vào lúc 11 giờ 30 ngày Chủ nhật (20/02/2022) tại nhà thờ giáo xứ Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Vào cuồi buổi lễ, khi ông Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đang dâng thánh lễ đến phần Hiệp Lễ - Thánh lễ gần kết thúc thì có hai người bên phía chính quyền vào trong khu nhà thờ và yêu cầu phía giáo xứ phải đảm bảo 5K và các quy định khác trong công tác phòng chống dịch Covid 19.
Việc làm này, dù chúng ta có thể mới tiếp cận ở thông tin được phản ánh qua mạng internet, tuy nhiên, khách quan mà nói, việc chính quyền thị trấn sốt sắng với việc đảm bảo phòng, chống dịch Covid 19 đã có hành động có vẻ hơi nóng vội. Tuy nhiên, đặt vào vị thế của lãnh đạo địa phương khi tình hình dịch bệnh đang leo thang, thì cũng có thể thấu hiểu và thông cảm khi trách nhiệm và sức khỏe của người dân là trên hết.
Vì thị trấn Vụ Bản đang ở cấp độ dịch cấp 3, tức là vẫn ở vùng cam, là vùng có nguy cơ rất cao và phải chấp hành nghiêm quy định hướng dẫn phòng chống dịch của Thủ tướng chính phủ, theo đó nghiêm cấm mọi người tụ tập đông người nơi công cộng, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng không được quá 30 người. Trong khi đó, nắm sơ bộ, cả chức sắc và bà con giáo dân tại nhà thờ cũng ngót trên 100 người. Như vậy thì trong bối cảnh này, việc chính quyền hành xử như thế, tuy có nóng vội nhưng cũng vì cái chung, vì sức khỏe của cộng động.
Bên cạnh đó, sâu chuỗi thông tin của sự việc, có lẽ việc cán bộ thị trấn phải vào tận nơi để yêu cầu giáo xứ đảm bảo 5k chắc là việc làm cuối cùng khi trước đó họ cũng đã có những yêu cầu nhắc nhở người đại diện của nhà thờ chấp hành. Nhưng họ không những không tuân thủ mà vẫn ngang nhiên hoạt động, phớt lờ sự cảnh báo và nhắc nhở của chính quyền. Dù ai cũng biết rằng tự do tôn giáo là quyền của mỗi con người, nhưng việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng không đồng nghĩa với việc được “ngồi xổm” trên pháp luật và quy định của chính quyền địa phương, nhất là trong bối cảnh chúng ta luôn giương cao khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc hiện nay”.
Trong khi đó, đã có nhiều bài học nhãn tiền về những hệ lụy từ tụ tập sinh hoạt tôn giáo làm lây lan dịch bệnh, không chỉ trên thế giới mà ngay cả vụ việc liên quan Hội thánh phục hưng ở TP.Hồ Chí Minh đã khiến cho tình hình dịch bệnh tại đây trở nên phức tạp khôn lường, để lại biết bao hậu quả đau thương kể cả về người và của.
Xung quanh sự việc này, sau khi được phát giác trên mạng xã hội, đám kền kền ở hải ngoại, đám lều báo như RFA, RFI... và số quạ đen, ngáo chiên thi nhau bới lông tìm vết, bồi bút xuyên tạc để tuyên truyền nói xấu chế độ, vu vạ cho chính quyền. Như trang “Truyền thông Thái Hà” mô tả: có hai người đầu đội mũ bảo hiểm xông lên tận Cung thánh để ngăn cản”; hay như quạ đen Đinh Hữu Thoại còn cho rằng “Nhà cầm quyền tỉnh Hoà Bình xâm phạm nơi dâng lễ do Đức TGM Hà Nội chủ sự”.
Qua sự thực của vụ việc và qua sự phản ánh của “Truyền thông Thái Hà”,linh mục Đinh Hữu Thoại và đám lều báo thì rõ ràng, qua ngòi bút của họ, sự việc đã “đánh bùn sang ao” nhằm kích động, gây mất đoàn kết giữa giáo hội với chính quyền. Đây là chiêu trò quen thuộc mà họ vẫn sử dụng bấy lâu nay, nhất là các sự việc mập mờ, chưa rõ phải trái, trắng đen, thu hút sự chú ý của dư luân thì y như rằng, nó sẽ được thổi bùng lên như một ngọn lửa hung tàn nhằm thiêu rụi sự thật hiển nhiên.
http://www.bantindanchu.com/2022/02/am-bao-tu-do-ton-giao-khong-ong-nghia.html
Nhận xét
Đăng nhận xét