Sự “nâng bi” một cách trơ trẽn của đám kền kền Việt Tân và số “quạ đen” cực đoan
Mã Phi Long
Đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ đến ngày giỗ của Ngô Đình Diệm, đám kền kền Việt Tân và số linh mục cực đoan trong Công giáo lại bày đặt trò tưởng niệm tiếc thương cho vị “tổng thống” đáng kính của mình. Trò hề này được họ diễn xuất rất tài tình, thậm chí không tiếc lời “vàng ngọc” để tung hô, ca tụng ông Diệm như một vĩ nhân.
Để sướng danh Ngô Đình Diệm, đám kền kền Việt Tân còn lấy hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm so sánh một cách mù quáng hướng tới việc bôi nhọ hình ảnh của Bác Hồ và ca tụng Ngô Đình Diệm. Thậm chí đám Vịt tân còn láo lếu khi không viết hoa tên riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng qua sự so sánh đó càng cho thấy sự ấu trĩ, ngu dốt của đám kền kền Việt Tân. Lối ăn mặc của Bác Hồ là phong cách của các lãnh tụ trong khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Việc đưa Ngô Đình Diệm ra để so sánh về đạo đức, nhân cách, lối sống với Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng khác nào so sánh đom đóm lập lòe với trăng đêm rằm.
Không chỉ có Việt Tân mới hoang tưởng mà ngay cả đám linh mục cực đoan trong Công giáo cũng “ngáo đá” không kém. Mới đây, quạ đen Đặng Hữu Nam đã chia sẻ bài viết với tiêu đề “9 ĐIỀU KHIẾN CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM TRỞ NÊN BẬC THÁNH NHÂN” của quạ đen Nguyễn Văn Khải (linh mục Dòng Chúa cứu thế Thái Hà, hiện đang bám trụ Roma và do tuyên truyền chống phá quyết liệt ở nước ngoài nên y chưa có ngày được về quê hương).
Trong bài viết được, quạ đen Nguyễn Văn Khải đã hết lời ca ngợi về những đức tính “cao đẹp” của Ngô Đình Diệm, đến nỗi còn ví von ông Diệm như môt bậc “THÁNH NHÂN”. Rõ ràng linh mục Nguyễn Văn Khải đã “nâng bi” Ngô Đình Diệm một cách mù quáng ví có quá nhiều nội dung trong bài viết đã được cường điệu hóa để nhằm “tô hồng” một cách lố bịch để ca ngợi ông Diệm.
Đơn giản như đoạn 1, linh mục này cho rằng: “TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU SỐNG NGHÈO KHÓ, GIẢN DỊ VÀ ĐIỀU ĐỘ”. Dẫn chứng điều này, y khẳng định: Theo gương Chúa Giê su, TT Ngô Đình Diệm cũng sống nghèo khó, thanh liêm. Ngài không tìm cách tích góp tiền bạc, của cải. Gia sản của ngài và của gia đình ngài chỉ là số tiền trị giá khoảng 40 nghìn USD do cha Phêrô Nguyễn Quang Toán, DCCT, quản lý giúp.
Ông Diệm mà chấp nhận sống một cuộc sống nghèo khó ? Nghèo khó mà ông ta chẳng thiếu gì, thậm chí ông ta còn bật đèn xanh cho gia đình họ Ngô tha hồ vơ vét của cải. Như người anh trai của ông Diệm là ông Ngô Đình Thục. Theo sử sách ghi lại, mặc dù đã trở thành một linh mục, được phong giám mục rồi tổng giám mục nhưng ông này vẫn còn chưa hết lòng tham lam. Bởi vậy, khi Diệm lên làm Tổng thống, ông Thục đã tranh thủ mọi cơ hội để làm giàu.
Không giống ông Thục, ông Ngô Đình Cẩn lại có một lối “làm ăn” riêng biệt. Hai món hàng sở trường của Cẩn là vàng và thuốc phiện. Theo cuốn Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, riêng trong năm 1955, vợ chồng Nhu đã cắt xén ngay một lúc 22 triệu dollar trong số tiền viện trợ. Nguồn viện trợ Mỹ là một cái mỏ để vợ chồng Nhu đào với mỗi lần thu được hàng triệu dollar. Lệ Xuân cũng như hai người anh, em chồng, rất tham lam; không bỏ qua một cơ hội kiếm tiền nào.
Lịch sử không thể chối cãi và sự thật thì không thể phủ nhận. Nếu ông Diệm noi gương Chúa sống giản dị và nghèo khó thì có để cho anh em, họ hàng làm giàu bất chính như vậy hay không.
Hay trong đoạn thứ 6, miêu tả sự lòng quảng đại và bác ái của ông Diệm, quạ đen Nguyễn Văn Khải đã miêu tả rằng: Ngài không phân biệt vùng miền. Không phân biệt tôn giáo. Ngài quảng đại giúp những người khốn khổ. Thí dụ, ngài tìm cách trợ giúp xây dựng các chùa chiền ở Miền Nam và trong thời gian ngài lãnh đạo, chùa chiền ở Miền Nam được xây dựng rất nhiều.
Một sự ngụy tạo, lấp liếm bao che cho một “ác nhân” như Ngô Đình Diệm. Một con người bác ái mà lại đưa ra Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam để giết hại đồng bào. Còn nói về chính sách tôn giáo trong chế độ ngụy quyền Sài Gòn, rõ ràng cho thấy sự phân biệt, bất bình đẳng tôn giáo một cách rõ ràng khi ông Diệm tạo mọi điều kiện cho Công giáo phát triển và tìm mọi cách khống chế, kìm hãm các tôn giáo khác. Và biến cố Phật giáo năm 1963 là minh chứng cho sự phản kháng xã hội trước sự bất công và hà khắc trong chính sách tôn giáo của ông Diệm.
Sự kiện Phật giáo ở Huế năm 1963 và các vụ tự thiêu của tăng, ni, phật tử ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành ngòi nổ để phát động cuộc trỗi dậy của người dân miền Nam Việt Nam đứng lên chống lại chế độ độc tài nhà họ Ngô. Và đây cũng là dấu mốc đen tối dẫn đến cái chết đầy bi thương của anh em ông Diệm.
Nói về việc đàn áp tín ngưỡng tôn giáo ở miền Nam Việt Nam thời ông Diệm, trong cuốn Bốn mươi năm nói láo xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, nhà báo Vũ Bằng viết: “Trong suốt một thời gian kéo dài từ tháng 5-1963 cho đến tháng 11 cùng năm đó, tràn đầy máu lửa và nước mắt, tàn sát Phật tử không khác gì phát-xít Đức tàn sát người Do thái trong thế chiến thứ nhì.
Sự thật rành rành nhưng để tôn sùng Ngô Đình Diệm, quạ đen Nguyễn Văn Khải vẫn bẻ cong ngòi bốt để tô vẽ, sơn phết để ca ngợi ông Ngô Đình Diệm. Và thật đáng lên án hơn nữa khi vi von một ác nhân như ông Diệm là bậc “Thánh nhân”, là mẫu người điển hình trong việc noi gương Chúa, điều đó chẳng khác nào bôi lem lên hình ảnh người Công giáo chân chính.
http://www.bantindanchu.com/2021/11/su-nang-bi-mot-cach-tro-tren-cua-am-ken.html
Nhận xét
Đăng nhận xét