Bàn về “ký sự đi tù” của đám rận chủ quốc nội
Mã Phi Long
Những ngày qua, ngoài chủ đề hàng loạt các trang báo mạng thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, BBC bị hacker tấn công khiến cho nhiều anh “3 que xỏ lá” và đám rận chủ quốc nội tức tối, cay cú đến mất ăn mất ngủ, thì một chủ đề khác cũng được đám kền kền bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội là câu chuyện về cuộc sống trong trại giam hoặc trại tam giam của số đồng đảng của họ.
Điều lạ thay, chỉ thông qua những lời kể phiến diện một chiều từ phía người thân của số đối tượng này, đám kền kền “bán trời không văn tự” đã thêu dệt đủ câu chuyện hoang đường mà ở đó trại giam với họ chẳng khác nào địa ngục. Chẳng hạn, sau một loạt series về ký sự dài tập trong đó mẹ con bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là nhân vật chính qua kịch bản và nội dung được ả “nữ tướng” nhà họ Trịnh là Trịnh Thị Thảo và vợ của Trịnh Bá Phương tạo dựng, trên mạng xã hội còn xuất hiện những câu chuyện “đậm nước mắt” về các đối tượng như Trần Đức Thạch, Hoàng Đức Bình và thậm chí họ còn lôi cải cả cựu cán bộ “công an” Lê Chí Thành vào bộ phim dài tập mang tên “bi kịch trong trại giam”.
Theo dõi các bài về kể về ký sự trong tù của các đối tượng trên có thể thấy tất cả đều hao hao tương đồng với nhau, giống như một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần, chỉ có khác chút tình tiết và nhân vật chính theo dạng “bình cũ rượu mới” và ở đó các nhân vật chính đều được phản ảnh một chiều từ lời kể của người thân đã bị biến tấu theo chiều hướng nhằm chính trị hóa vấn đề.
Điển hình như thông tin về việc cựu công an Lê Chí Thành “bị tra tấn dã man trong trại giam” được đám rận chủ chia sẻ từ phía bà Lê Thị Phú, mẹ của đối tượng Lê Chí Thành, bà Phú cho hay: “Thành bị trói treo hai tay, hai chân suốt bảy ngày trong một hầm cứt”. Đúng là “con hư tại mẹ”, Lê Chí Thành có kết cục như ngày hôm nay có phần nguyên nhân từ cách giáo dục con của bà Phú.
Một đặc điểm chung và số đối tượng được đám rận chủ quan tâm khi chia sẻ rằng họ cho rằng bị tra tấn, đánh đập dã man, bị ngược đãi trong tù. Thế nhưng đến khi họ xuất hiện tại các phiên tòa xét xử đều lành lặn, khỏe mạnh, thậm chí là béo trắng. Như trường hợp đối tượng Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư chẳng hạn. Trước đó con gái bà Thêu là Trịnh Thị Thảo nhiều lần chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng mẹ của y bị ngược đãi trong trại biệt giam. Nhưng nhìn bộ dạng của họ tại phiên tòa thì không ai còn dám vu vạ những điều phi lý như vậy nữa. Và trường hợp của Lê Chí Thành cũng vậy và có cảm tưởng bà Phú đang biến mình thành con rối để bị những người xấu lợi dụng thực hiện mưu đồ đen tối.
Câu chuyện tương tự cũng được chia sẻ phía mẹ đẻ của đối tượng Hoàng Đức Bình chia sẻ, bà mẹ của Bình cho biết: anh ta cũng đã hơn 6 tháng rồi không nhận bất kỳ đồ ăn nào của trại giam cấp mà chỉ nhận thức ăn từ gia đình gửi vào hoặc mua tại căn tin và tự trồng các loại rau để ăn bổ sung thêm.
Đúng là những câu chuyện cực kỳ phi lý. Như trường hợp của đối tượng Bình, môt giả thuyết đặt ra là gia đình đến thăm nuôi cũng không thường xuyên, cho nên đồ ăn thức uống không thể duy trì đều đặn 6 tháng như mẹ anh ta chia sẻ. Và cũng chẳng ai ăn được bánh kẹo, sửa cả 6 tháng trời cả. Còn việc tăng gia sản xuất để có thêm rau củ quả ăn uống thêm thì chắn chắn là một câu chuyện hư cấu vì hoa màu trong trại được trồng trọt, chăn nuôi không thể để phạm nhân tùy tiện thu hoạch và càng vô lý hơn nữa là trong trại giam làm gì có bếp núc, xoong nồi để anh ta nấu nướng để bổ sung thêm chất chứ. Hoàng đường!
Trong khi đó, trại giam này không phải chỉ giam giữ những người như Hoàng Đức Bình mà còn hàng trăm, hàng nghìn phạm nhân khác nữa. Nhưng tại sao bản thân họ và thân nhân chưa bao giờ phàn nàn về những việc này, mà chỉ có những người có quan điểm, thái độ méo mó, lệch lạc mới nghĩ ra đủ trò hề để bôi lem đất nước và ngành công an.
Vậy nên, sâu chuỗi lại những vấn đề trên có thể thấy dường như đã có một sự sắp đặt về một kịch bản không mấy sáng sủa cho những người này, qua đó nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của từ dư luận để cùng đồng cảm, chia sẻ và hướng cuối cùng là gieo rắc những tư tưởng tiêu cực vào nhận thức của người dân khi vẽ một bức thảm cảnh tồi tệ về cuộc sống trong trại giam, hoặc cố tình bóp méo sự thật, ngụy tạo chứng cứ để bôi nhọ phía cơ quan chức năng, đồng thời chính trị hóa sự việc để thu hút sự quan tâm của dư luận và các tổ chức quốc tế hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền tạo cớ để can thiệt vào công việc nội bộ hoặc để tuyên truyền, hạ uy tín của Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét