Thiên tai, lũ lụt ở Châu Âu và cách ứng xử của đám kền kền
Mã Phi Long
Một số nước Châu Âu đang trải qua những năm tháng tồi tệ nhất trong lịch sử khi phải gánh chịu thiệt hại kép do dịch bệnh Covid 19 và thiên tai, lũ lụt gây ra. Trong đó Đức là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nệ nhất đến nỗi bà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đợt lũ lụt tàn phá nhiều khu vực của châu Âu là một thảm hoạ “kinh hoàng”, khi số người chết trên toàn khu vực đã tăng vọt, thiệt hại về kinh tế quá khủng khiếp.
Chỉ tính riêng ở Đức, ít nhất 157 người đã thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt kỉ lục. Đây là thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất ở Đức trong gần sáu thập kỉ. Khoảng 110 người đã thiệt mạng tại Ahrweiler, ở phía Nam Cologne. Cảnh sát cho biết sẽ có thêm nhiều thi thể được tìm thấy khi nước lũ rút đi. Ở North Rhine-Westphalia, ít nhất 46 người đã chết. Tại Bỉ, số người chết đã tăng lên 31 người vào Chủ nhật. Bỉ sẽ tổ chức quốc tang vào thứ Ba, 20/7, trong khi 163 người vẫn đang mất tích và khoảng 37.0000 hộ gia đình không có điện và các nhà chức trách Bỉ cho biết việc cung cấp nước sạch cũng là một mối lo ngại.
Hình ảnh về trận lũ lịch sử tại ĐứcCòn tại Hà Lan, các quan chức cho biết tình hình đã phần nào ổn định ở khu vực phía Nam của tỉnh Limburg, nơi hàng chục nghìn người đã phải sơ tán trong những ngày gần đây, mặc dù khu vực phía Bắc vẫn trong tình trạng báo động cao. Hà Lan cho đến nay chỉ báo cáo thiệt hại về tài sản do lũ lụt, không có người chết hoặc mất tích.
Tại Áo, nước lũ đã quét qua thị trấn Hallein vào tối thứ Bảy khi sông Kothbach vỡ bờ, nhưng không có thương tích nào được báo cáo. Tỉnh Tây Tyrol báo cáo rằng mực nước ở một số khu vực đã ở mức cao chưa từng thấy trong hơn 30 năm. Tại Thuỵ Sĩ, nhiều khu vực vẫn đang trong tình trạng báo động khi mực nước hồ Lucerne và sông Aare của Bern dâng cao.
Thiên tai cực đoan mà con người đang gánh phải là cái giá của sự tàn phá thiên nhiên và hệ lụy của nền công nghiệp hiện đại khi đất và hệ thống thoát nước không thể hấp thụ lượng nước nhanh chóng, hoặc các yếu tố như phát triển đô thị ngăn cản phân tán lượng mưa, dòng chảy bề mặt có thể gây ra lũ quét gây thiệt hại đáng kể.
Thiên tai dịch bệnh là điều chẳng ai mong muốn và nó có thể ập đến bất cứ lúc nào dù đã được cảnh báo. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, chúng ta lại ngẫm về trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở các tỉnh miền Trung Việt Nam vào những giai đoạn cuối năm 2020 cũng đã gây những thiệt hại to lớn cả về người và của cải, vật chất. Đây cũng là trận lũ lụt lịch sử mà hàng chục năm mới lặp lại.
Thế nhưng, qua cùng một sự việc ở hai thời điểm khác nhau chúng ta thấy một vấn đề rất rõ ràng từ phía đám báo lá cải như BBC, RFA, RFI hay đám kền kền “Việt Tân”, số rân chủ quốc nội, số chức sắc cực đoan trong Công giáo. Họ gần như im tịt, không mảy may một bình luận tiếc thương hay thông tin về những gì đang xảy ra tại Châu Âu, mà đang cố tình hướng lái dư luận vào luận điệu xuyên tạc liên quan đến dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam.
Luận điệu xuyên tạc của đám kền kềnTrong khi đó, chính những kẻ nêu trên chuyên đơm đặt so sánh giữa Việt Nam với Mỹ và các nước EU. Trận lũ lụt lịch sử năm ngoài, chúng khóc than cho người dân thì ít mà mượn cớ để chửi rủa chính quyền thì nhiều. Thế nay, đến khi “mẫu quốc” bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nặng nề như vậy mà không nhà rận chủ nào phán xét xem các ông lãnh đạo chính quyền của các nước Châu Âu sao lại để lũ lụt tàn phá như vậy, sao không thấy các luận điệu chính quyền bỏ rơi dân, hay như việc chặt phá rừng dẫn đến lũ quét....
Điển hình như “kền kền” Nguyễn Văn Đài đang lưu vong tại Đức, anh ta đang mải livetream, làm phóng sự để bôi xấu chính quyền Việt Nam trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam mà quên mất “mẫu quốc” đang phải đối diện với những thương vong, thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dù so sánh là khập khiễng và cũng chẳng đòi hỏi gì cao sang. Chỉ xin họ hai chữ “bình yên”, đừng vì mấy đồng đô la nhơ bẩn mà sống ký sinh trên nỗi đau của đồng bào. Hay bớt xuyên tạc và thôi ngay trò nâng bi “mẫu quốc” rồi quay về “cắn” lại nơi chôn rau cắt rốn.
http://www.bantindanchu.com/2021/07/thien-tai-lu-lut-o-chau-au-va-cach-ung.html
Mã Phi Long
Một số nước Châu Âu đang trải qua những năm tháng tồi tệ nhất trong lịch sử khi phải gánh chịu thiệt hại kép do dịch bệnh Covid 19 và thiên tai, lũ lụt gây ra. Trong đó Đức là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nệ nhất đến nỗi bà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đợt lũ lụt tàn phá nhiều khu vực của châu Âu là một thảm hoạ “kinh hoàng”, khi số người chết trên toàn khu vực đã tăng vọt, thiệt hại về kinh tế quá khủng khiếp.
Chỉ tính riêng ở Đức, ít nhất 157 người đã thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt kỉ lục. Đây là thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất ở Đức trong gần sáu thập kỉ. Khoảng 110 người đã thiệt mạng tại Ahrweiler, ở phía Nam Cologne. Cảnh sát cho biết sẽ có thêm nhiều thi thể được tìm thấy khi nước lũ rút đi. Ở North Rhine-Westphalia, ít nhất 46 người đã chết. Tại Bỉ, số người chết đã tăng lên 31 người vào Chủ nhật. Bỉ sẽ tổ chức quốc tang vào thứ Ba, 20/7, trong khi 163 người vẫn đang mất tích và khoảng 37.0000 hộ gia đình không có điện và các nhà chức trách Bỉ cho biết việc cung cấp nước sạch cũng là một mối lo ngại.
Còn tại Hà Lan, các quan chức cho biết tình hình đã phần nào ổn định ở khu vực phía Nam của tỉnh Limburg, nơi hàng chục nghìn người đã phải sơ tán trong những ngày gần đây, mặc dù khu vực phía Bắc vẫn trong tình trạng báo động cao. Hà Lan cho đến nay chỉ báo cáo thiệt hại về tài sản do lũ lụt, không có người chết hoặc mất tích.
Tại Áo, nước lũ đã quét qua thị trấn Hallein vào tối thứ Bảy khi sông Kothbach vỡ bờ, nhưng không có thương tích nào được báo cáo. Tỉnh Tây Tyrol báo cáo rằng mực nước ở một số khu vực đã ở mức cao chưa từng thấy trong hơn 30 năm. Tại Thuỵ Sĩ, nhiều khu vực vẫn đang trong tình trạng báo động khi mực nước hồ Lucerne và sông Aare của Bern dâng cao.
Thiên tai cực đoan mà con người đang gánh phải là cái giá của sự tàn phá thiên nhiên và hệ lụy của nền công nghiệp hiện đại khi đất và hệ thống thoát nước không thể hấp thụ lượng nước nhanh chóng, hoặc các yếu tố như phát triển đô thị ngăn cản phân tán lượng mưa, dòng chảy bề mặt có thể gây ra lũ quét gây thiệt hại đáng kể.
Thiên tai dịch bệnh là điều chẳng ai mong muốn và nó có thể ập đến bất cứ lúc nào dù đã được cảnh báo. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, chúng ta lại ngẫm về trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở các tỉnh miền Trung Việt Nam vào những giai đoạn cuối năm 2020 cũng đã gây những thiệt hại to lớn cả về người và của cải, vật chất. Đây cũng là trận lũ lụt lịch sử mà hàng chục năm mới lặp lại.
Thế nhưng, qua cùng một sự việc ở hai thời điểm khác nhau chúng ta thấy một vấn đề rất rõ ràng từ phía đám báo lá cải như BBC, RFA, RFI hay đám kền kền “Việt Tân”, số rân chủ quốc nội, số chức sắc cực đoan trong Công giáo. Họ gần như im tịt, không mảy may một bình luận tiếc thương hay thông tin về những gì đang xảy ra tại Châu Âu, mà đang cố tình hướng lái dư luận vào luận điệu xuyên tạc liên quan đến dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam.
Trong khi đó, chính những kẻ nêu trên chuyên đơm đặt so sánh giữa Việt Nam với Mỹ và các nước EU. Trận lũ lụt lịch sử năm ngoài, chúng khóc than cho người dân thì ít mà mượn cớ để chửi rủa chính quyền thì nhiều. Thế nay, đến khi “mẫu quốc” bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nặng nề như vậy mà không nhà rận chủ nào phán xét xem các ông lãnh đạo chính quyền của các nước Châu Âu sao lại để lũ lụt tàn phá như vậy, sao không thấy các luận điệu chính quyền bỏ rơi dân, hay như việc chặt phá rừng dẫn đến lũ quét....
Điển hình như “kền kền” Nguyễn Văn Đài đang lưu vong tại Đức, anh ta đang mải livetream, làm phóng sự để bôi xấu chính quyền Việt Nam trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam mà quên mất “mẫu quốc” đang phải đối diện với những thương vong, thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dù so sánh là khập khiễng và cũng chẳng đòi hỏi gì cao sang. Chỉ xin họ hai chữ “bình yên”, đừng vì mấy đồng đô la nhơ bẩn mà sống ký sinh trên nỗi đau của đồng bào. Hay bớt xuyên tạc và thôi ngay trò nâng bi “mẫu quốc” rồi quay về “cắn” lại nơi chôn rau cắt rốn.
Nhận xét
Đăng nhận xét