Bàn về những “phát ngôn gây sốc”, “phát ngôn gây thù ghét” trên mạng xã hội
Mã Phi Long
Mạng xã hội mang đến qua nhiều tiện ích cho cộng đồng mạng nhưng kèm theo đó cũng không ít những phiền toái khi nhiều người lạm dụng mạng xã hội vào mục đích riêng tư của bản thân. Thế nhưng, hiện nay một trong những mặt trái của mạng xã hội, nhất là facebook là việc ông chủ của nó đang “thả nổi”, thậm chí là không đủ sức kiểm soát hết các thông tin mà hàng tỉ cư dân mạng chia sẻ lên mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút.
Do đó, những văn hóa, tư tưởng, quan điểm và cả những xu hướng không tốt ngày càng nhiều và tương tác hàng giờ với cộng đồng mạng. Theo đó, ở Việt Nam hiện nay, khi thế hệ “công dân mạng” ngày càng có xu hướng tự do thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân trên các ứng dụng của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube... thì những “phát ngôn gây sốc”, “phát ngôn gây thù ghét” cũng theo đó mà có mức độ, tần xuất xuất hiện ngày càng gia tăng. Và với những hậu quả không dễ dàng đo đếm, phát ngôn gây thù ghét hiện là một trong những vấn nạn toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt trong Kỷ nguyên Số, không chỉ tại Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới.
Chỉ đơn giản như vừa qua, liên quan đến các trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam với Indonesia và nhất là Malaysia trong khuôn khổ vòng loại World cup, trên mạng xã hội facebook đã xuất hiện những video phản cảm, thể hiện sự kích thích quá đà khi một số “tín đồ” cuồng tín của bóng đá đã dạy cho các bạn trẻ người nước ngoài những câu nói văng tục, kích động thù ghét với những đối thủ của đội tuyển Việt Nam.
Trước đó, cũng đã có không ít các trường hợp bị cơ quan chức năng xử lý về mặt hành chính vì những hành vi tương tự. Thế nhưng, mức xử phạt hiện tại chưa đủ sức răn đe xã hội. Hay như các đoạn clip liên quan đến số nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu đang gây xôn xao trên mạng xã hội vừa qua là những “tố cáo” xác thực cho sự xuống cấp, sự lạm dụng một cách thiếu văn hóa mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nhưng điều tai hại nhất là những người đó không nhận thức được việc mình là là đúng hay sai.
Thế nhưng, một nghịch lý là những đoạn clip như vậy lại thu hút đông cộng đồng mạng theo dõi, bình luận, thậm chí là chia sẻ, tạo húng thủ với một bộ phận thế hệ trẻ chưa nhận thức đúng về thú chơi quá đà đó. Điều này thực sự thể hiện một văn hóa thụt lùi khi hôm mộ một cách cuồng tín. Trong khi đó, hãy xem các cầu thù và ban huấn luyên trên sân và sau trận bóng, họ thể hiện sự chuyên nghiệp và nhân văn như thế nào. Và tất yếu, những video như vậy sẽ tác động không tốt đến nhận thức của một bộ phận thanh, thiếu niên, thậm chí còn gây thù hận trên mạng xã hội.
Do đó, trong xu hướng phát triển, mạng xã hội sẽ trở thành “hơi thở” của cộng đồng mạng, do vậy, việc ứng xử có văn hóa trên không gian mạng luôn là chủ đề tốn rất nhiều giấy mực. Bởi lẽ, chúng ta đều biết rằng việc cấm phát ngôn thù hận trên mạng là không dễ. Do đó, việc giáo dục ý thức cũng như giá trị văn hóa, mỹ tục để xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, rất mong các cơ quan hữu quan tăng cường thực thi quản lý nhà nước với những quy định cứng rắn và cụ thể hơn để giảm thiểu và ngăn chặn vấn đề phát ngôn gây thù hận cũng cần được thực hiện từ cơ quan quản lý đến các đơn vị liên quan.
http://www.bantindanchu.com/2021/06/ban-ve-nhung-phat-ngon-gay-soc-phat.html?showComment=1624092248817#c6088174071771579910
Nhận xét
Đăng nhận xét